NEW PEARL
TỔNG ĐÀI
19008084

Thêm vào giỏ hàng thành công

Những lợi ích tuyệt vời mà món hấp thủy nhiệt đem lại!

  • Thứ sáu, 16:33 Ngày 07/01/2022
  • Chế biến món ăn theo cách hấp thủy nhiệt giúp thực phẩm bảo toàn giá trị dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe và đơn giản trong quá trình chuẩn bị. Món hấp hạn chế cholesterol, lưu giữ vitamin, hương vị, màu sắc.


    Món hấp thủy nhiệt giữ được trọn giá trị dinh dưỡng bởi đây là phương pháp chế biến mà thực phẩm không chịu sự tác động trực tiếp của lửa và chất lỏng. Những năm gần đây, khi vấn đề sức khỏe ngày càng được quan tâm thì việc chế biến thực phẩm bằng phương pháp hấp đang là đề tài nóng được nhiều người quan tâm bởi lợi ích sức khỏe. Cùng PasGo tìm hiểu lợi ích của món hấp với sức khỏe tuyệt vời ra sao nhé!

    Thứ nhất, món hấp hạn chế cholesterol (chất béo)

    Món ăn được nấu chín mà không dùng đến dầu mỡ nên cholesterol được hạn chế tối đa. Đặc biệt cách nấu ăn đơn giản này còn loại bỏ một lượng chất béo đáng kể ra khỏi thịt, giúp món ăn ít calo hơn. Món chiên xào có thể gây ngấy, đầy bụng nhưng món hấp dễ ăn và dễ tiêu hơn.

    Thứ hai, món hấp bảo toàn các vitamin và khoáng chất

    Thực phẩm cung cấp protein, chất béo, chất xơ, vitamin và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách, protein sẽ bị biến chất. Luộc quá nhiều nước hoặc quá nhừ có thể khiến lượng vitamin C và B1 “bốc hơi” khỏi thực phẩm.

    Các nhà khoa học chỉ ra rằng cách tốt nhất để nấu rau củ là hấp. Khi hấp, thực phẩm không bị chất lỏng hay lửa tác động trực tiếp, nhờ đó giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cho món ăn. Hấp đảm bảo rằng các vitamin B, C, riboflavin, thiamine, niacin, biotin, axit pantothenic, các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali và kẽm được giữ lại nhiều hơn so với các cách chế biến khác.

    Đối với các loại thịt hay hải sản, chiên rán ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C) cũng làm protein dễ bị biến tính, hình thành các liên kết khó tiêu, giảm giá trị dinh dưỡng. Khi quá nóng, một số acid amin trong thực phẩm tốt cho cơ thể cũng giảm đi.

    Thứ ba, món hấp lưu giữ hương vị , màu sắc món ăn

    Bằng cách hấp chín bằng hơi nước, thực phẩm sẽ lưu giữ gần như trọn vẹn màu sắc, hạn chế tình trạng rau củ nát và đổi màu vàng, hải sản bị nhừ sau khi chế biến. Các loại tôm, cá, sò, ốc, mực... khi hấp cũng cho vị ngọt tự nhiên, cảm giác tươi ngon như vừa đánh bắt và không bị khô cứng, mất nước như khi chiên xào. Nhờ vậy mà món ăn trông sẽ luôn tươi, bắt mắt và hấp dẫn đến người ăn.

    Thứ tư, món hấp chuẩn bị đơn giản, chế biến nhanh chóng

    Món hấp thường không đòi hỏi đồ làm bếp quá cầu kỳ và cũng chẳng phải tẩm ướp nhiều gia vị. Thời gian chế biến thực phẩm cũng khá nhanh, không làm bạn phải mất thời gian chờ thức ăn chín. Ở cách hấp truyền thống cho rau củ, bạn không nên để quá 7 phút từ khi nước sôi 100°C, thông thường là 5 phút, vì chúng sẽ trở nên xỉn màu. Thịt và cá thường hấp từ khoảng 3–10 phút tùy theo độ dày và kích cỡ thực phẩm. Khi hấp, bạn cho thêm các loại rau mùi, hành tỏi hoặc nước hoa quả/ rượu tùy món ăn, để món thêm thơm ngon, dậy mùi.

    Trong ẩm thực Việt, món hấp đã có từ xa xưa và được biến tấu thành nhiều cách thức khác nhau như đồ (xôi), chưng cách thuỷ, tráng (bánh cuốn, bánh ướt)… Còn ở nhiều nước phát triển, món hấp được nâng tầm lên thành công nghệ nấu ăn phổ biến tại các nhà hàng ở Singapore, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc). Món hấp nghe tưởng đơn điệu nhưng không hề khi được thưởng thức bằng hình thức ăn lẩu. Những năm gần đây, lẩu hấp tại Việt Nam được thực khách nhiệt tình đón nhận, để tìm một nhà hàng lẩu hấp tại Hà Nội thì cũng không quá khó nhưng để tìm một địa điểm có món ăn ngon, đa dạng thì cũng chẳng hề đơn giản. 

     

      Bài viết liên quan

    Chương trình khuyến mãi
    Thống kê truy cập
    Số lượt đang online
    49
    Truy cập trong ngày
    2.492
    Truy cập trong tháng
    130.083
    Truy cập trong năm
    1.497.802
    Số lượt truy cập
    3.399.211